
Tin tức - Sự kiệnXem thêm
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
01
NHÂN VĂN
- Tôn trọng phẩm giá và quyền con người, đặt con người làm trung tâm của mọi hoạt động.
02
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
- Thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ nhóm có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội, bảo vệ quyền lợi cộng đồng.
03
Chuyên nghiệp
- Hành động dựa trên đạo đức nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
04
TẬN TÂM
- Đồng hành, thấu cảm và hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng vượt qua khó khăn.
05
SÁNG TẠO & ĐỔI MỚI
- Linh hoạt, thích ứng với các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ.
TRIẾT LÝ NGHỀ
Công tác xã hội
Là một nghề nhân văn, hướng đến công bằng xã hội, trao quyền cho cá nhân và cộng đồng, giúp họ phát huy tiềm năng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
SỨ MỆNH NGHỀ
Theo Hội Liên hiệp CTXH quốc tế (IFSW), công tác xã hội có bốn sứ mệnh:
- Thúc đẩy sự phát triển xã hội;
- Thúc đẩy sự thay đổi xã hội;
- Nâng cao tình trạng an sinh hạnh phúc (gồm sức khỏe về tinh thần, cảm xúc, thể chất, xã hội cho mọi người) và
- Tạo sự đoàn kết xã hội.
Mục tiêu ngành
Mục tiêu ngành CTXH rất đa dạng và được thảo luận bởi nhiều học giả trên toàn thế giới từ những góc nhìn khác nhau như lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, phát triển. Tuy nhiên, nhiều học giả đồng thuận 6 mục tiêu sau:
- Tăng cường các chức năng xã hội;
- Đáp ứng nhu cầu, nhận diện và giải quyết vấn đề;
- Kết nối nguồn lực;
- Cải thiện các dịch vụ xã hội;
- Thúc đẩy công bằng xã hội và
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
CÁC TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
01
Phẩm chất đạo đức
- Có đạo đức và trách nhiệm
- Lòng trắc ẩn
- Thấu cảm
- Trung thực và liêm chính
- Công bằng và tôn trọng
- Đam mê với nghề
02
Các kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc với nhóm đa ngành
- Kỹ năng vận động và kết nối nguồn lực
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với mọi người
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tóm tắt thông tin
- Kỹ năng tổng hợp thông tin
- Kỹ năng giải thích
- Kỹ năng ghi chép
- Kỹ năng quan sát
03
Khả năng thích ứng và sáng tạo
- Linh hoạt trong xử lý tình huống
- Tư duy sáng tạo
- Khả năng chịu áp lực cao
- Tinh thần học hỏi
Hoạt động nổi bật
Học viên nói gì về khoa CTXH ?
NHỮNG LÝ DO NÊN CHỌN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Bạn có một trái tim ấm áp và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người?
- Bạn luôn có cái nhìn tích cực với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống?
- Bạn có khả năng lắng nghe và biết cách đặt các câu hỏi hợp lý để khai thác, tìm hiểu điểm mạnh của người khác?
- Hay đơn giản là bạn muốn có một công việc không bao giờ… nhàm chán? Nếu câu trả lời là “Có”, thì ngành Công tác Xã hội chính là dành cho bạn!
1. Công việc “cứu thế giới” theo cách thực tế nhất
Không cần siêu năng lực như Iron Man hay phép thuật như Harry Potter, bạn vẫn có thể thay đổi cuộc sống của rất nhiều người! Công tác xã hội là nghề kết nối, hỗ trợ và mang lại hy vọng cho những ai đang gặp khó khăn. Bạn không bay trên trời, nhưng bạn có thể giúp đỡ những người đang cần sự hỗ trợ.
2. Luôn có việc làm, thất nghiệp là chuyện… hiếm
Công việc của một nhân viên công tác xã hội luôn cần thiết trong mọi thời đại, vì xã hội luôn có những người cần hỗ trợ. Các tổ chức phi chính phủ, bệnh viện, trường học, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều cần chuyên gia công tác xã hội. Nghề này không “hot” kiểu chớp nhoáng mà luôn bền vững theo thời gian!
3. Không làm nghề thì cũng làm được nhiều nghề khác
Ngành CTXH không chỉ là ngành khoa học ứng dụng mà còn là nghề thực hành dựa trên quyền con người và nền tảng giáo dục khai phòng. Học ngành này, bạn cần phải ứng dụng lý thuyết chuyên ngành, đa ngành, xuyên ngành để phân tích, giải thích và đánh giá vấn đề trong mối liên hệ và hỗ tương với các hệ thông xung quanh. Do đó, học một nghề nhưng bạn phải học rất nhiều thứ, những thứ đó bạn có thể ứng dụng với các công việc khác nhau, và ứng dụng tốt nhất là làm cho bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày.
4. Được gặp gỡ và làm việc với nhiều người thú vị
Bạn sẽ không chỉ làm việc trong văn phòng suốt ngày mà còn đi thực tế, tiếp xúc với thân chủ có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi thân chủ là người thầy tuyệt vời của nhân viên CTXH. Đồng thời, bạn phải làm việc với rất nhiều các bên liên quan trong quá trình kết nối hỗ trợ thân chủ. Mỗi ngày là một câu chuyện mới, một hành trình mới! Ai bảo đi làm là phải nhàm chán chứ?
5. Rèn luyện kỹ năng sống “bất bại”
Sau khi học ngành này, bạn sẽ có kỹ năng giao tiếp đỉnh cao, biết cách lắng nghe và hiểu người khác, biết quản lý cảm xúc và xử lý tình huống cực kỳ linh hoạt. Nếu bạn từng bối rối trước câu hỏi “Bạn có thể chia sẻ đôi điều về bản thân không?”, thì sau khi học ngành này, bạn sẽ tự tin kể cả… vài tiếng mà vẫn thu hút người nghe!
6. Công việc ý nghĩa, giá trị lâu dài
Mỗi ngày đi làm, bạn không chỉ kiếm sống mà còn giúp người khác có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi hành động nhỏ của bạn có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong xã hội. Nghề này không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn giúp bạn cảm thấy tự hào về chính mình.
7. Học ngành này, bố mẹ sẽ tự hào
Bạn không chỉ học để kiếm việc mà còn để làm điều tốt cho đời. Bố mẹ có thể không hiểu “UX/UI” là gì hay “Big Data” hoạt động ra sao, nhưng chắc chắn họ sẽ hạnh phúc khi bạn nói: “Con giúp những người khó khăn có một cuộc sống tốt hơn.”
8. “Làm việc” mà như không làm việc
Bạn sẽ thấy rằng giúp đỡ người khác cũng là một niềm vui. Bạn không phải làm công việc lặp đi lặp lại mà bạn sẽ luôn cảm thấy mình đang làm một điều gì đó có ý nghĩa. Và khi bạn làm việc với đam mê, thì đó đâu còn là công việc nữa, đúng không?
Triển vọng nghề nghiệp
Với những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, tự nhiên, chính trị, pháp luật, giới và bình đẳng giới, kiến thức chuyên sâu của ngành công tác xã hội, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể: Là cán bộ, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan chuyên trách của các tổ chức chính trị – xã hội các cấp từ trung ương đến địa phương. Là cán bộ hoạch định chính sách xã hội, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan các cấp từ Trung ương đến địa phương. Là giảng viên, nghiên cứu viên về Công tác xã hội trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trung tâm, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… Là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nghiên cứu viên, chuyên viên trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các đối tượng xã hội khác nhau thuộc cơ quan nhà nước, tư nhân, phi chính phủ, quốc tế… Là cán bộ, chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể hoặc thuộc các các lĩnh vực: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội…; công chức làm việc tại các cơ quan/tổ chức địa phương. Là chủ các cơ sở trợ giúp người yếu thế, tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến công tác xã hội với mục đích phục vụ cộng đồng. Nếu bạn đang tìm một ngành học nhân văn, ý nghĩa, thú vị, đầy cơ hội và không bao giờ lỗi thời, thì ngành Công tác Xã hội chính là lựa chọn phù hợp! Đây là ngành nghề giúp bạn không chỉ trưởng thành về chuyên môn mà còn phát triển trái tim và tâm hồn của mình. Vậy, bạn có sẵn sàng trở thành một “người hùng thầm lặng” chưa?
Thông tin liên hệ
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI – VWAH
- Address: 620 Đỗ Xuân Hợp phường Phước Bình
- TP, Thủ Đức, TP, Hồ Chí Minh
- Hotline: (028) 38 293 320
- Email: ctxh@phhvpnvn.edu.vn
- Website: www.ctxh.phhvpnvn.edu.vn